Khi giao dịch forex, chắc hẳn bạn đã từng gặp phải một số tài khoản ở các sàn mà người gọi là một loại tài khoản ECN hay loại tài khoản phí thấp. Trước khi mở tài khoản ECN để giao dịch, bạn cần phải hiểu tài khoản ECN là gì ? Vì nó hoàn toàn khác biệt với các loại tài khoản thường còn lại.
Tài Khoản ECN là gì?
ECN là tên viết tắt của Electronic Communication Network hay Mạng lưới thông tin điện tử với cấu trúc mở cho phép tất cả các thành phần như ngân hàng, quỹ đầu tư, nhà đầu tư nhỏ lẻ đều có thể gửi lệnh vào đây.
Điều này đồng nghĩa sàn không giữ lệnh mà đẩy trực tiếp vào thị trường, bạn sẽ tương tác trực tiếp với tất cả các trader, các quỹ, các ngân hàng, các nhà đầu tư khác.
Mạng truyền thông này cho phép truy cập trực tiếp tới dữ liệu lệnh giao dịch hiện có của các nhà cung cấp thanh khoản - như ngân hàng, quỹ đầu tư, quỹ phòng ngừa rủi ro, và các tổ chức tài chính khác tạo thành hệ thống liên ngân hàng - cũng như tới các nhà giao dịch khác trong thị trường Forex.
Tài khoản ECN sẽ khớp lệnh của nhà đầu tư một cách tự động với giá tốt nhất được chào ra bởi rất nhiều ngân hàng hoặc các nhà cung cấp thanh khoản.
Thêm vào đó, cách tiếp cận này cho phép nhà cung cấp thanh khoản và nhà đầu tư được giao dịch trực tiếp với nhau thay vì phải phụ thuộc vào bên thứ ba làm trung gian. Kết quả là tất cả các giao dịch sẽ được diễn ra trên thời gian thực với báo giá thị trường thực.
Sẽ không còn hiện tượng hệ thống bị chậm hay spread bị điều chỉnh!

Tài khoản ECN hoạt động như thế nào ?
Trước tiên, hệ thống ECN tập hợp toàn bộ dữ liệu lệnh giao dịch hiện có trên thị trường Forex - cả mua và bán - từ tất cả các bên tham gia giao dịch, bao gồm các nhà cung cấp thanh khoản lẫn các nhà đầu tư cá nhân.Hệ thống sau đó tự động khớp các lệnh mua và bán ở cùng mức giá và ưu tiên thực hiện các lệnh này.
Nếu hệ thống không thể tìm được các thông tin lệnh tương ứng, nó sẽ chọn các mức giá BID cao nhất và mức giá ASK thấp nhất hiện có, đăng trực tiếp các mức giá này lên. Từ đó, bạn có thể tự lựa chọn và thực hiện lệnh tại chỗ theo ý mình.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: Làm thế nào để có được loại tài khoản ECN để giao dịch ?
Đúng là hệ thống ECN kết nối tất cả những đối tượng tham gia giao dịch lại với nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ điều kiện để tham gia thị trường liên ngân hàng. Tại sao?
Vì ngay cả khi cung cấp những mức giá tốt nhất trên thị trường, các nhà cung cấp thanh khoản vẫn sẽ yêu cầu một khối lượng giao dịch tối thiểu tương đối lớn. Đòi hỏi này thường khó có thể đáp ứng bởi các nhà đầu tư bình thường, những người chỉ có thể giao dịch những khối lượng nhỏ hơn.
Bên cạnh đó là yêu cầu hạn mức tín dụng nhất định để đủ điều kiện giao dịch với các nhà cung cấp thanh khoản.
Đó là lúc cần tới Sàn Forex ECN. Họ tạo ra 1 cầu nối kết nối các nhà cung cấp thanh khoản chính, hay liên ngân hàng, với các nhà đầu tư cá nhân hay những đối tượng giao dịch nhỏ hơn trên thị trường.
Các sàn Forex ECN sử dụng công nghệ tên là FIX viết tắt của Financial Information Exchange Protocol để chuyển các lệnh của khách hàng tới cho các nhà cung cấp thanh khoản thực hiện. Kết quả là, các nhà đầu tư nhỏ cũng có thể giao dịch với báo giá liên ngân hàng mà không phải mua khối lượng quá lớn như nhà cung cấp thanh khoản yêu cầu.
Các thành phần tham gia vào mạng lưới sàn Forex ECN
Các thành phần kết nối vào mạng lưới ECN rất đa dạng và nhiều đối tượng đầy đủ quy mô lớn nhỏ :

Thông thường một sàn ECN lớn sẽ luôn có nhiều nhà cung cấp thanh khoản lớn như các ECN khác và các ngân hàng lớn như Barclays, Commerzbank,…
Khi đó với mỗi giao dịch được thực hiện, các sàn ECN được hưởng lợi từ phí hoa hồng dành cho mình.
Nếu khối lượng giao dịch mà các trader giao dịch càng cao thì sàn ECN sẽ nhận được phí hoa hồng càng cao. Đó chính là nguồn thu nhập của các sàn ECN.
Ưu và nhược điểm của tài khoản ECN
Đối với bất kỳ một Forex Broker theo bất kỳ loại nào, cũng đều có ưu điểm và nhược điểm cả, tài khoản ECN cũng không phải là ngoại lệ.
Ưu điểm của tài khoản ECN
Nhược điểm của tài khoản ECN
Có nên giao dịch với sàn Forex ECN không?
Xét về phương diện sàn ôm – Dealing Desk (Market Maker) và sàn chuyển – No Dealing Desk, thì việc chọn tài khoản ECN để giao dịch là không có gì phải bàn luận. Nhưng không phải trader nào cũng phù hợp với loại tài khoản ECN.
Đối với các trader theo phong cách của một Scalping Trader (nhà giao dịch lướt sóng), thì có lẽ tạo một tài khoản ECN để giao dịch là hoàn toàn đúng đắn, bởi vì Spread của tài khoản ECN rất nhỏ, thậm chí gần bằng 0 pip ở một số cặp ngoại hối, mà các Scalping Trader thường ra vào lệnh rất thường xuyên và liên tục, vì thế họ sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá từ phí Spread.
Thực sự khoản phí từ Spread (chênh lệch Bid/Ask) có thể không nhiều nhưng về lâu dài nó cũng sẽ là một con số đáng kể.
Hơn nữa với việc khớp lệnh rất nhanh, dẫn đến tính thanh khoản cao, và quan trọng hơn cả là No Dealing Desk mà ngày càng có nhiều trader giao dịch với hệ thống ECN hơn cũng là điều dễ hiểu.
Vì sao nên giao dịch với tài khoản ECN tại KVB Prime Việt Nam ?

KVB Prime Việt Nam là một trong những sàn Forex ECN tốt nhất hiện nay với các dịch vụ khá ấn tượng như tiền ký quỹ thấp chỉ 300$ không như nhiều sàn thường yêu cầu từ 500 USD đến 1000 USD
Được quản lý bởi Cơ quan kiểm soát ngành tài chính – là cơ quan quản lý ngành dịch vụ tài chính tại Anh (FCA) nên độ uy tín của KVB Prime Việt Nam không cần phải bàn cãi.
Vớii mức đòn bẩy là cao nhất lên đến 1:800 tốt hơn nhiều so với nhiều sàn Forex ECN khác, có mức đòn bẩy khiêm tốn chỉ 1:200 hoặc 1:400. Nếu bạn là 1 trader thích giao dịch với mức đòn bẩy 1:800 thì đây là lựa chọn tốt dành cho bạn.
Để biết hơn về sàn KVB Prime Việt Nam. Các bạn có thể xem tại đây: