Những Báo Cáo Kinh Tế Nên Theo Dõi Để Phân Tích Cơ Bản Khi Giao Dịch USD?

kvb-bao-cao-kinh-te

Là đồng tiền dự trữ và là loại tiền tệ được giao dịch phổ biến nhất trên toàn thế giới hiện nay - là một nửa của mỗi cặp tiền tệ chính - đồng đô la Mỹ (‘USD’ ), tiền tệ chính của thị trường ngoại hối.

Trên thực tế, đồng đô la Mỹ được sử dụng trong khoảng 90% trong tất cả các giao dịch ngoại hối mỗi ngày, do đó, không có gì ngạc nhiên khi nhiều nhà đầu tư dành nhiều thời gian để nghiên cứu và cố gắng phân biệt hướng đi có khả năng nhất của đồng bạc xanh trên thị trường.

Có vô số thông tin bạn có thể coi như là một phần phân tích cơ bản của mình. Nhưng trước khi bắt đầu, bạn hãy xem qua NĂM BÁO CÁO được cho là quan trọng nhất nếu bạn muốn giao dịch đồng đô la:

Báo cáo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP):

bao-cao-gdp

Dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tổng hợp giá trị tiền tệ của tất cả hàng hóa và dịch vụ thành phẩm mà một quốc gia đã sản xuất, được mua bởi người dùng cuối cùng, trong một khung thời gian nhất định.

Thường được xem là thước đo rộng nhất của một nền kinh tế, GDP bình quân đầu người cao là biểu hiện của một xã hội thịnh vượng và năng sản xuất.
 Một nhà kinh tế và nhà khoa học xã hội, Philipp Lepenies đã ví GDP là chỉ số thống kê mạnh mẽ “nhất thế giới” về sự phát triển của một quốc gia.

Con số chính thức của GDP Hoa Kỳ được Cục Phân tích Kinh tế (BEA) công bố khoảng một tháng sau khi kết thúc mỗi quý – bên cạnh con số làm tròn hàng năm – sau khi thông qua đánh giá dòng chảy thương mại cùng với sự khảo sát toàn diện các nhà bán lẻ, nhà xây dựng và nhà sản xuất để đo lường cảm nhận chung và thành công của các lĩnh vực này.

Là một tiêu chuẩn đáng tin cậy và được sử dụng rộng rãi khi bàn đến hiệu quả kinh tế của một quốc gia, việc phát hành dữ liệu GDP khả quan thường liên quan chặt chẽ đến sự biến đổi tích cực của đồng đô la Mỹ (tức là GDP tăng có xu hướng dẫn đến USD tăng), và vẫn đúng đối với bối cảnh ngược lại.

Tuy nhiên - và cũng đáng ngạc nhiên – do khoảng thời gian cần để biên soạn và xuất bản các báo cáo GDPkhá lâu dẫn đến ảnh hưởng chung của GDP trên thị trường thường không lớn như một số chỉ số cấu hình thấp khác. Điều này là do phần lớn dữ liệu gây ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng đã được các nhà đầu tư biết đến trước thời điểm nó được phát hành, vì vậy dự đoán của nhà đầu tư thường khá chính xác. Vì thế, diễn biến lớn của thị trường chỉ thực sự xảy ra vào những thời điểm mà công bố chính thức khác biệt đáng kể so với kỳ vọng của thị trường.

Báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp (NFP):

bap-cao-nfp

Được công bố bởi Cục Thống kê Lao động (BLS) của Bộ Lao động Hoa Kỳ mỗi tháng, Báo cáo Bảng Lương Phi Nông Nghiệp (NFP) đưa ra số lượng việc làm thêm vào và mất đi của nền kinh tế Mỹ hàng tháng.

Báo cáo NFP thường được phát hành vào ngày thứ Sáu đầu tiên của tháng (bao gồm dữ liệu của tháng trước) và bao gồm số liệu thống kê việc làm từ các công ty hàng hóa, xây dựng và sản xuất trên khắp Hoa Kỳ.
Như tên NFP không tính đến công nhân nông trại cũng nhưng các nhân viên gia đình tư nhân, một số nhân viên chính phủ và những người làm việc cho các tổ chức phi lợi nhuận cũng không được đưa vào dữ liệu.

Báo cáo này là một chỉ số kinh tế quan trọng vì nó đóng vai trò là điểm tựa đáng tin cậy của thị trường lao động Mỹ nói chung và thị trường ngoại hối thường rất biến động trong ngày phát hành báo cáo, với những thay đổi do hệ quả sau đó thường xảy ra rất nhanh.

Một NFP mạnh cho thấy một mối tương quan rất chặt chẽ, mang tính chất lịch sử với sức mạnh của USD (và ngược lại); nếu nhiều cơ hội việc làm đang được tạo ra, nó thường được coi là bằng chứng về tốc độ tăng trưởng kinh tế lành mạnh trên cả nước.

Động lực tích cực này cũng thường có thể dẫn đến lãi suất được tăng lên, điều này tự nhiên làm cho Hoa Kỳ trở thành một triển vọng hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư, từ đó dẫn đến hoạt động đầu tư tăng lên và nhu cầu đối với đồng đô la Mỹ trên toàn thế giới lên nhanh chóng.
 Tuy nhiên, điều ngược lại cũng có thể xảy ra và sự suy thoái trong thị trường việc làm thường có thể khiến lãi suất giảm, do đó làm giảm nhu cầu đối với USD và góp phần vào xu hướng giảm giá hơn.

Báo cáo Doanh số bán lẻ:

bao-cao-retail-sales

Được biết đến với tên gọi chính thức là báo cáo 'Doanh số bán hàng hàng tháng cho giao dịch lẻ', dữ liệu Doanh số bán lẻ đưa ra thước đo tổng hợp về giá trị đồng đô la Mỹ trên danh nghĩa của hàng hóa bán lẻ (không điều chỉnh theo lạm phát) trong tháng, lưu ý sự thay đổi tính theo tỷ lệ phần trăm.

Báo cáo này được theo dõi chặt chẽ bởi nhiều nhà đầu cơ vì nó liên quan đến những gì mà người ta gọi là Chi tiêu cá nhân (PCE). Ví dụ: mua hàng hữu hình được thực hiện bởi các cá nhân và hộ gia đình về hàng hóa, trái ngược với hoạt động tài chính như dòng tiền xoay vòng giữa các tập đoàn lớn - vốn là một thành phần không thể thiếu trong tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.

Số liệu thống kê được báo cáo bởi Cục điều tra dân số của Bộ thương mại Hoa Kỳ hai tuần sau tháng có liên quan và tương tự với hai chỉ số trên, hiệu suất mạnh tương quan với sự tăng giá của USD.

Điều đáng lưu ý ở đây là hiệu suất bán lẻ mạnh mẽ có khả năng gây ra sự tăng giá, có tác động kích thích lạm phát - đây là điều tốt cho đồng đô la Mỹ (với lý do chính đáng) nhưng có thể gây bất lợi cho thị trường chứng khoán!

Báo cáo Sản xuất công nghiệp:

manufacturing pmi 2

Dữ liệu sản xuất công nghiệp chỉ đơn giản là biểu đồ sự thay đổi mức sản lượng thô trong lĩnh vực công nghiệp của kinh tế quốc gia hàng tháng. Các số liệu bao gồm các hoạt động khai thác, xưởng sản xuất và các nhà máy điện, cũng như số lượng các thực thể truyền thông dựa trên sản xuất thường được nhóm lại thành các công ty công nghiệp với mục đích thu thập dữ liệu, bao gồm báo, tạp chí định kỳ và nhà xuất bản sách.

Các số liệu sản xuất công nghiệp thường cho thấy khả năng của tình hình tài chính toàn quốc, và như vậy được nhiều nhà đầu tư sử dụng như một thước đo tăng trưởng kinh tế (hoặc thiếu nó).

Hơn nữa, mức sản xuất công nghiệp rất nhạy cảm với những thay đổi về cả lãi suất và nhu cầu của người tiêu dùng, và do đó - mặc dù chỉ chịu trách nhiệm cho một tỷ lệ nhỏ trong tổng GDP – chúng vẫn là công cụ hữu ích để dự báo hiệu suất GDP trong tương lai.

Ủy ban Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ thường công bố số liệu thống kê sản xuất công nghiệp mới, được gọi là Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI), vào giữa tháng (vào hoặc khoảng ngày 15) cho tháng trước.

Báo cáo Cán cân thương mại:

can can thuong mai 1

Được thống kê bởi sự kết hợp giữa Cục điều tra dân số và BEA Hoa Kỳ, Báo Cáo Cán Cân Thương Mại nhấn mạnh giá trị của hàng hóa được nhập khẩu vào Mỹ so với hàng hóa được sản xuất trong nước trước khi được xuất khẩu trên toàn thế giới; Nói cách khác, Mỹ đang trở thành nhà xuất khẩu hay nhập khẩu ròng ở mức độ nào?

Thống kê quan trọng này – chi tiết hơn ’thiếu hụt thương mại’ - là trọng tâm chính của Báo Cáo Cán Cân Thương Mại, được đo bằng giá trị đồng đô la hiện tại của hàng xuất khẩu của Mỹ trừ đi giá trị đồng đô la của hàng hóa được nhập khẩu. Nhập khẩu vượt quá xuất khẩu dẫn đến thâm hụt thương mại, trong khi ngược lại là dấu hiệu của thặng dư thương mại.

Không có gì đáng ngạc nhiên, thâm hụt thương mại có xu hướng đè nặng lên đồng đô la Mỹ vì nó cho thấy nhu cầu cao hơn đối với hàng hóa nước ngoài - được mua bằng ngoại tệ, làm suy yếu hiệu quả nổi bật của USD USD. Thặng dư thương mại, trong khi đó, có nghĩa là đồng đô la đang trải qua khối lượng giao dịch lớn và do đó thêm vào nhu cầu.

Không giống như các bản phát hành dữ liệu khác được thảo luận trong bài này, Báo cáo Cân bằng Thương mại được tổng hợp hai tháng một lần và thường được phát hành vào khoảng năm tuần sau khi tổng kết vào hai tháng sau.


Trên đây là các báo cáo cơ bản sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh của đồng USD. 

Thành công của bạn là sứ mệnh của KVB Prime Việt Nam.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *